MENU

Cao xương dê quý hiếm , chữa đau nhức xương khớp , bổ thận tráng dương , bồi bổ cơ thể , phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh . Giá bán lẻ 300k/100g , giá bán buôn gọi 01656 747 827 :)

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

CAO XƯƠNG ĐỘNG VẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH TRONG ĐÔNG Y


Dùng cao xương động vật trong điều trị là một trong những phương pháp chữa bệnh rất phong phú của Y học cổ truyền nước ta...
Dùng cao xương động vật trong điều trị là một trong những phương pháp chữa bệnh rất phong phú của Y học cổ truyền nước ta. Từ xa xưa, nhân dân ta đã dùng các loại cao xương, đặc biệt là cao xương từ các loài thú rừng (Hổ, Khỉ, Gấu, Sơn dương, Gạc nai…) để làm thuốc chữa bệnh và đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm bào chế và sử dụng nguồn dược liệu quý giá này.
Theo các sách Y học cổ, mỗi loại cao xương có tác dụng chữa bệnh khác nhau, thí dụ:

Cao Hổ cốt: Vị thuốc chữa đau xương, tê thấp. Theo Y học dân tộc: Cao Hổ cốt vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, bổ xương tuỷ, trục phong, trừ tê bại, dùng chữa gân xương đau nhức, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, những bệnh đau xương khớp; ngoài ra cao Hổ cốt còn được dùng làm thuốc bổ, tăng sức lực.

Cao Xương khỉ: Vị mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, bổ máu, mạnh gân cốt, được coi là vị thuốc bổ toàn thân, dùng cho những người yếu mệt, kém ăn, thiếu máu.


Cao Ban long: Được nấu từ Gạc hươu, Nai, luôn được coi là một vị thuốc bổ quý; thường được dùng cho những người yếu mệt, suy nhược thần kinh, khí huyết suy kiệt, tóc rụng, thận hư… Ngoài ra, Cao Ban long còn được dùng chữa ho ra máu, ruột chảy máu, tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, chân tay đau nhức.


Cao sơn dương: được nấu từ xương dê núi là một thành phần trong cao hổ cốt của các cụ ta ngày xưa (gồm 5 hổ, 2 sơn dương,1 khỉ, 1 gạc hươu)  có câu "phi sơn dương bất thành hổ cốt" cao sơn dương có tác dụng cứng mạnh gân sương, làm cơ thể cường tráng tăng sữa ở sản phụ, tốt cho tình dục hai giới

Như vậy, những bệnh được chữa bằng cao xương rất nhiều, tuy mỗi loại cao có tác dụng chính đối với một số bệnh, nhưng chúng vẫn có những công dụng chung. Nếu tổng hợp công dụng của các loại cao xương được biết kể trong các tài liệu Y học cổ, có thể tập trung vào một số nhóm bệnh sau đây:


Các bệnh về xương: Thấp khớp, còi xương, nhuyễn xương…
Các bệnh về máu, đặc biệt là các chứng chảy máu.
Các bệnh tinh thần kinh: Trạng thái kích thích, mất ngủ, hồi hộp, co giật, nôn mửa…
Các bệnh khác: Suy nhược, phù nề, yếu tim…


Những công dụng trên phản ánh tương đối rõ vai trò của canxi và phốt pho bên cạnh các chất khác có trong cao xương (Nitơ toàn phần, axit amin…). Về tác dụng dược lý, canxi đóng vai trò quan trọng đối với hệ xương cũng như đối với hệ thần kinh trung ương. Nó rất cần thiết trong quá trình đông máu, chuyển prothrombine thành thrombine, đồng thời là yếu tố quan trọng trong thẩm thấu mao mạch và các màng, làm vững chắc các màng, giảm sự thẩm thấu quá độ.


Phốt pho cũng có nhiều chức phận trong chuyển hoá tế bào, và những chức phận đó đều rất quan trọng.
Như vậy, nói đến tác dụng phòng, chữa bệnh của cao xương, người ta nghĩ nhiều đến vai trò của canxi và phốtpho. Trong thực tế, có rất nhiều bệnh cần được bồi bổ canxi và phốtpho, do đó việc dùng cao xương là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo của Y học dân tộc để cung cấp cho cơ thể một loại canxi rất thích hợp khi bị thiếu canxi.


Trong nghiên cứu thừa kế phát huy vốn Y học cổ truyền của dân tộc, nhiều tác giả đã nghiên cứu về cao xương, đặc biệt là thành phần hoá học của chúng. Sau đây là thành phần hoá học của cao Ban long và cao Khỉ - hai loại cao xương được nhiều người ưa dùng hiện nay:
Thành phần Cao dê núi
N toàn phần 16,86
protein 80%
Độ tro 1,88
Clo (tính bằng HCl) 0,56
Canxi (%) 0,02
Photpho(tính bằng H3PO4)0,03

Thành phần Cao Ban long
N toàn phần (%) 15,55 - 17,62
Axit amin (%) 0,53 - 0,96
Lipit (%) 0,05 - 0,07
Độ tro 1,96 - 2,37
Asen (phần triệu) 5 - 6
Clo (tính bằng HCl) 0,2 - 0,66
Canxi (%) 0,08 - 0,12
Photpho (tính bằng H3PO4) 0,04 - 0,20
Bs. Hương Liên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét